Ngày 26/11/2020, tại Nhà sàn truyền
thống trong khuôn viên, Trường Tiểu học Hướng Phùng đã tổ chức buổi nói chuyện
truyền thống về tục cưới hỏi của người Vân Kiều và lễ mừng lúa mới. Đây là hoạt
động nhằm giúp các em học sinh người Vân Kiều ôn lại truyền thống của dân tộc mình,
đồng thời giúp giáo viên và học sinh của nhà trường biết thêm về các phong tục,
tập quán của đồng bào nơi đây.

Không gian bên trong nhà sàn truyền thống
Già
làng Ka Nhon đã đến với buổi nói chuyện và chia sẻ những câu chuyện, tập tục từ
xưa của người Vân Kiều. Theo đó, phong tục của người Vân Kiều trong ngày đón
dâu, nhà trai chuẩn bị lễ vật xin dâu là một chiếc nồi đồng, đồng bạc trắng và
1 thanh kiếm. Thanh kiếm chính là lễ vật quan trọng nhất, được dùng để tiến
hành tục lệ trao kiếm và chỉ khi thủ tục này hoàn tất thì cô dâu mới được rời
khỏi nhà mình về nhà chồng. Tục lễ trao kiếm trong lễ cưới có ý nghĩa quan
trọng với người Vân Kiều. Thanh kiếm biểu hiện cho sự gắn bó khăng khít giữa vợ
và chồng vì người Vân Kiều quan niệm chuôi kiếm và lưỡi kiếm là hai bộ phận không
thể rời nhau, chính vì vậy mà đôi vợ chồng cũng không thể thiếu nhau. Thanh
kiếm còn tượng trưng cho sức mạnh của chàng trai, chính vì vậy trong một gia
đình Vân Kiều sinh được bao nhiêu con trai thì sẽ chuẩn bị bấy nhiêu thanh kiếm.
Người
Vân Kiều thường chọn buổi chiều để đón dâu. Theo quan niệm của người Vân Kiều,
đây là thời khắc các vị thần linh như Thần sông, Thần suối... về với dân bản.
Họ nhà trai đến đón dâu sẽ ở lại vui cùng nhà gái suốt đêm. Việc bố trí khách
mời của họ nhà gái đều do người có uy tín trong bản đứng ra đảm nhiệm. Về đến
nhà chồng, cô dâu phải bước vào cửa chính. Ngay giữa cầu thang, người Vân Kiều
đặt sẵn một phiến đá. Theo già làng Ka Nhon, Khi tổ chức lễ đón, trước
hết bên nhà chồng con dâu phải đi qua một hòn đá và đạp lên hòn đá thì mới lên
nhà. Hai vợ chồng đều đạp lên hòn đá đó. Hòn đá để giữa cửa.để sống lâu, tình
cảm của hai vợ chồng bền như đá. Hòn đá tưởng trưng cho lâu dài, sống lâu, hạnh
phúc vui vẻ. cúng thông báo với tổ tiên là có người mới về, có con dâu về. Khi
cô dâu chuẩn bị bước vào nhà, mẹ chồng cầm gáo nước dội nhẹ vào bàn chân của cô
với mong muốn xóa đi những khó khăn vất vả và cầu cho vợ chồng hạnh phúc, gặp
nhiều may mắn trong cuộc sống.
Ngày
nay, cuộc sống của người Vân Kiều cũng như một số tập tục đã có nhiều thay đổi,
lễ cưới được tổ chức một phần giống lễ cưới của người Kinh. Tuy nhiên, những tập
tục nêu trên vẫn được lưu giữ và thực hiện đầy đủ trong lễ cưới.
Buổi
nói chuyện khép lại trong không khí vui vẻ. Già làng Ka Nhon bày tỏ sự vui mừng
bởi qua buổi nói chuyện này, nhà trường đã tạo điều kiện để Già được trao đổi,
tâm sự và ôn lại cho con cháu mình những truyền thống mong muốn mãi được lưu
truyền, gìn giữ (Hồ Hồ).